Công tác thông tin tuyên truyền đã lan toả tình yêu sách đến cộng đồng

Trong những năm qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, dẫn đến hoạt động của ngành Thư viện cả nước gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng khi mọi thứ đã dần trở lại bình thường, các hoạt động ngành thư viện trong đó có thư viện tỉnh An Giang đã, đang có những đổi mới tích cực trong việc thúc đẩy văn hóa đọc,nổi bật trong số đó là công tác truyền thông, quảng bá nhằm tạo sự quan tâm, khuyến đọc đến với mỗi người dân trong địa bàn tỉnh.

Một trong những kênh thông tin phục vụ tuyên truyền hiệu quả mà Thư viện tỉnh đang khai thác hiện nay là sử dụng các nền tảng mạng xã hội: Thư viện tỉnhtổ chức các cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến nhân kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, chào mừng Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu Đoàn Khối cơ quan và Doanh nghiệp lần thứ II, nhiệm kỳ 2022 – 2027;Tìm hiểu Tết cổ truyền dân tộc”;Truyền cảm hứng từ sách; "Tìm hiểu 47 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022)"; tìm hiểu: "Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng"trên trang Fanpage thư viện; thực hiện biên tập video giới thiệu sách, kể chuyện sách định kỳ hàng tuần, tháng nhằm giúp bạn đọc tiếp cận gần hơn với nguồn tài nguyên Thư viện; Cũng qua kênh thông tin này Thư viện tỉnh đã kịp thời giới thiệu những chủ trương, chính sách, chỉ đạo  của các cấp, các ngành, địa phương đến mọi tầng lớp bạn đọc, đồng thời giới thiệu và lan toả được những nét đặc sắc về lịch sử, văn hoá đặc trưng của An Giang đến với đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh Fanpage, trang Website Thư viện cũng là một công cụ kết nối hữu ích và thân thuộc với bạn đọc tỉnh nhà trong việc theo dõi thông tin hoạt động cũng như tìm kiếm sách, truy cập  khai thác các tài liệu địa chí của địa phương, các bản sách nói được công bố công khai và miễn phí tại địa chỉ https:// thuvienangiang.com.

Không dừng lại ở mảng trực tuyến, Thư viện tỉnh còn linh động tổ chứchoạt động tuyên truyền qua nhiều hình thức:Hội Báo Xuân, gameshow chuyên đề: “Sách – khởi nguồn tri thức”, Thi xếp sách nghệ thuật với chủ đề “Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; Tổ chức hoạt động giao lưu chủ đề: “Kiến thức muôn màu”; Tổ chức các cuộc thi như: Hội thi Thanh Thiếu niên tuyên truyền, giới thiệu sách tỉnh An Giang lần thứ II - năm 2022 với chủ đề: “Quê hương – Đất nước – Con người”;Tổ chức Vòng sơ khảo Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2022. Phát động Cuộc thi tìm hiểu “Quê hương An Giang - 190 năm hình thành và phát triển” năm 2022; Hội thi Hoá trang Sân khấu hoá nhân vật từ tác phẩm văn học.Tham dự Liên hoan cán bộ thư viện tuyên truyền giới thiệu sách – Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022) do Vụ Thư viện tổ chức tại tỉnh Quảng Trị.

Đối với hoạt độngtuyên truyền khuyến đọc tại đơn vị; thư viện tỉnh định kỳ tổ chức hoạt động ngoại khoá giúp các em học sinh có điều kiện trải nghiệm thực tế vui chơi, giao lưu sau những giờ học trên ghế nhà trường; Đồng thời, nhằm giúp bạn đọc có những cái nhìn trực quan về những chủ đề, chuyên đề giới thiệu sách về nhân vật sự kiện lịch sử của từng thời điểm, bên cạnh việc lựa chọn sách theo danh mục phù hợp, bằng đôi bàn tay khéo léo, và sự sáng tạo của những người làm công tác thư viện, đã thiết kế nên những mô hình sách bắt mắt, công phu, nghệ thuật; tạo nên ấn tượng sâu đậm về mỗi sự kiện trong lòng bạn đọc khi có dịp đến với Thư viện tỉnh.

Một hình ảnh thân quen nữa đối với bạn đọc tỉnh nhàvề công tác tuyên truyền của Thư viện tỉnh trong những năm gần đây là xe ô tô Thư viện lưu động đã không ngại nắng mưa, vùng sâu vùng xa…mang con chữ, cũng như những trang thiết bị hiện đại, hay các chương trình giao lưu kiến thức hấp dẫn, mới lạđến với các em học sinh và bà con đồng bào dân tộctại các địa phương trong tỉnh.

Đặc biệt, năm 2022 là năm đánh dấu sự kiện quan trọng bậc nhất của tỉnh nhà“Chào mừng kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh (1832 -2022)”. Trong sự kiện này, Thư viện tỉnh An Giang rất vinh dự  được tổ chức chuỗi hoạt động Ngày Hội sách lần đầu tiên của tỉnh là một trong những hoạt động thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 190 năm  thành lập tỉnh. Ngoải việc tổ chức các hoạt động giao lưu tạo sự quan tâm ủng hộ của độc giả trên địa bàn thành phố: “thiết kế bìa sách”; “kể chuyện sách có minh hoạ”; “ thời trang môi trường”…; thư viện tỉnh còn huy động được sự tham gia của 15 đơn vị: là các Nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành sách, Thư viện công cộng, Trung tâm Văn hoá, Bảo tàng và công ty tranh Thư pháp… với nhiều đầu sách mang dấu ấn đặc trưng riêng của từng đơn vị kinh doanh, các gian hàng còn mang đến giới thiệu với độc giả nhiều loại hình văn hoá nghệ thuật đặc sắc: nghệ thuật kể chuyện kịch giấy Kamishibai, thực hiện các thí nghiệm khoa học vui, ứng dụng STEM, tạo hình nhân vật từ đất sét… hay còn là nhịp cầu giao lưu giữa độc giả với nhà văn. Đối với hoạt động văn hoá này, ngoài việc phổ biến tuyên truyền thông tin bằng những hình ảnh trực quan hay những kênh thông tin mà thư viện đang sở hữu, thư viện tỉnh còn liên lạc với các kênh truyền thông uy tín của địa phương: báo, đài, youtuber… giúp lan toả thông tin đến với nhiều bạn đọc đang cư trú tại nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh. Kết quả sau 03 ngày diễn ra Ngày Hội sách, điều mà chúng ta dễ dàng nhận thấy; đó  là sự hạnh phúc của mỗi bạn đọc khi được trải nghiệm những hoạt động của Ngày Hội,  được sở hữu những ấn phẩm mà mình tâm đắc và đang tìm kiếm; hay sự phấn khởi, ngạc nhiên của những đơn vị tham gia ngày Hội khi phát hiện thị hiếu đọc sách của người dân An Giang là các đầu sách về Lịch sử, doanh nhân, văn hoá…Điều này đã tạo nên một ấn tượng đẹp, thú vị về mức hưởng thụ văn hoá đọc của người dân An Giang đối với các nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành sách. Kết quả này còn là sự phản ánh về nhữngnỗ lực trong công tác thông tin tuyên truyền của Thư viện tỉnh về việc khuyến đọc, kéo gần hơn bạn đọc với sách, yêu mến sách, khai thácgiá trị của sách mang lại nhằm chung tay phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng.

Nhìn chung, công tác thông tin tuyên truyền về vốn tài liệu đang có của thư viện hiện nay đang dần phát huy hiệu quả, nhất là những tài liệu địa chí địa phương đã được số hoálà một nguồn tài liệu quan trọng, tập trung và đầy đủ nhất giúp bạn đọc nghiên cứu địa phương thuận lợi, góp phần đắc lực vào việc khai thác sử dụng tài nguyên thư viện, đây cũng là công tác đặc thù của thư viện cấp tỉnh. Những phương thức hoạt động mới này chắc chắn sẽ giúp Thư viện tỉnh hoàn thành sứ mệnh của mình là cung cấp thông tin và tri thức, xứng đáng là một trung tâm thông tin hàng đầu của tỉnh.

Thư viện tỉnh