Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triểnkinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miềnnúi giai đoạn 2021 – 2030 trên địa bàn tỉnh An Giang; với mục đích khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị bảnsắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc Chăm; đồngthời quảng bá, giới thiệu nét văn hóa truyền thống đặc sắccủa cộng đồng dân tộc Chăm An Giang. Sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch đã tổ chức phục dựng Nghi lễ dựng cộtnhà của đồng bào Chăm - tỉnh An Giang và thực hiện ghihình tư liệu di sản văn hóa phi vật thể để phục vụ chocông tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trênđịa bàn tỉnh An Giang.
Việc tổ chức phục dựng Nghi lễ dựng cột nhà củađồng bào Chăm nhằm tái hiện lại nghi lễ sinh hoạt truyềnthống, đã lưu truyền qua nhiều thế hệ và có giá trị vănhóa đặc sắc trong đời sống cộng đồng người Chăm Islam An Giang. Tạo không khí vui tươi, đoàn kết của đồng bàodân tộc; nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc về việcbảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp, đặc sắccủa dân tộc mình, phát huy vai trò chủ thể của cộng đồngdân tộc trong việc giữ gìn, trao truyền các giá trị di sảnvăn hóa của dân tộc.
Đời sống văn hóa và phong tục tập quán của đồng bào Chăm tỉnh An Giang còn bảo lưu nhiều nét độc đáo, trong đó nổi bật nhất là những nghi lễ liên quan đến vòng đời người như cưới xin, làm nhà mới. Lễ dựng cột nhà và lễ mừng nhà mới là nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng đã lưu truyền qua nhiều thế hệ, có ý nghĩa hướng về những giá trị văn hóa cội nguồn của cha ông. Nghi thức đượctiến hành long trọng.
Khi xây dựng ngôi nhà, người Chăm thường dựng một cái cột chính ở giữa gian khách, thường gọi là “cột bà”. Cộng đồng Chăm Islam An Giang quan niệm việc dựng cột nhà rất quan trọng. Khi dựng cột nhà, gia chủ chọn ngày thuận lợi nhất để khởi công. Vào khoảng 6 giờ sáng của ngày dựng cột, gia chủ sẽ mời đại diện Ban Giáo cả và các thanh niên khỏe mạnh trong làng để đến nơi dựng cột. Những trai tráng khỏe mạnh khiêng “cây cột bà” đã được chọn tới nơi dựng cột và mời ông Giáo Cả đến thực hiện nghi thức. Tiếp theo, các nam thanh niên khỏe mạnh đào một cái hố nhỏ để chôn cột, dựng cột. Trước khi dựng cột, chủ nhà sẽ chôn dưới hố dựngcột một trái bí đao, muối, gạo, đậu với ý nghĩa thuận lợi cho gia chủ. Sau đó, nhóm thanh niên bắt đầu công việc dựng cột. Họ sẽ chia thành từng nhóm để kéo dây, ông Cả thì vịn cột và tất cả cùng đọc câu kinh “Salawat Nabi Mohamach Sonlonlo, hu a lây, hi, wasalam” vừa đọc vừa kéo dây dựng cột thẳng lên với ý nghĩa cầu xin “Thượng đế” ban những điều tốt đẹp cho gia chủ. Khi tất cả mọi người đọc xong câu kinh cũng là lúc cột nhà dựng xong. Sau đó, mọi người sẽ tiến hành nghi thức “Hứng mạt cưa”, một nam thanh niên sẽ đưa cho ông Giáo Cả chiếc cưa để vào một vị trí định sẵn trên đầu hoặc thân câydùng để cắt đòn dong. Phía dưới chỗ cưa, gia chủ có chuẩn bị một cái mâm, phủ vải trắng, nhằm hứng mạt cưa rớt xuống. Xong,ông Giáo Cả lấy tấm vải trắng gói mạt cưa lại và buộc lên cột nhà. Tiếp theo, Ông Giáo cả cùng tất cả mọi người, ngồi xuống và cầu nguyện “Chúc gia chủ bình an, hạnh phúc”. Xong nghi thức dựng cột nhà, gia chủ giao phần còn lại cho thợ xây hoàn thiện ngôi nhà của mình.
Nghi thức dựng cột nhà của đồng bào Chăm Islam An Giang hiện nay chỉ được ông bà xưa nhắc lại. Nhưng những nghi thức truyền thống ấy vẫn hiện diện qua những căn nhà bằng gỗ với một cột chính ở giữa gian khách mà người ta thường gọi là “cột bà”. Hiện nay tại làng Chăm Châu Giang (xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, An Giang) vẫn còn ngôi nhà cổ hơn 100 năm tuổi của gia đình ông Sa Lê MoHaMed./.